Chú thích Vi_Duệ

  1. Nay là đông nam Tây An, Thiểm Tây
  2. Tam Phụ (三輔) là tên gọi hợp xưng của 3 viên trưởng quan phụ trách trị lý hành chánh sự vụ của 3 khu vực phụ cận kinh đô Trường An vào đời Hán: Kinh Triệu Doãn, Tả Phùng Dực, Hữu Phù Phong; đời sau dùng khái niệm này để phiếm chỉ khu vực Trường An và lân cận
  3. Dự Châu nằm ở phía bắc Hoài Hà, là chiến trường chủ yếu của 2 miền nam bắc, với trị sở ban đầu là Thọ Xuân, do tướng nhà Đông TấnTổ Địch đóng giữ. Nhà Lương khi ấy chỉ giữ được một phần của Dự Châu, lùi trị sở về Lịch Dương
  4. Lương thư, tlđd chép là Hồ Lược, Nam sử, tlđd chép là Hồ Cảnh Lược
  5. Nguyên văn: lâm nạn chú binh, khởi cập mã phúc. Dịch thô: gặp nạn mới đúc binh khí, há kịp trèo tới bụng ngựa. Lâm nạn chú binh là câu thành ngữ chỉ sự thiếu chuẩn bị, gặp vấn đề mới tìm kiếm biện pháp
  6. Nguyên văn: Ngô ích Ba Khâu, Thục tăng Bạch Đế. Về điển cố này, mời xem bài Tông Dự
  7. Đấu hạm (斗舰) là loại thuyền chiến được sử dụng từ đời Tam Quốc đến đời Đường. Thuyền có boong cao, giấu tất cả tay chèo bên dưới; trên boong có nhà rạp, giấu tất cả chiến sĩ bên trong; thậm chí trên nhà rạp còn có thêm 1 hoặc 2 tầng, dùng làm tháp chỉ huy
  8. Tào Cảnh Tông là người Tân Dã, thuộc Dự Châu đời Hán
  9. Trung (中) được hiểu là đầy đủ. Ở đây Vi Duệ được nhận 180 hộc/tháng = 2160 hộc/năm, gọi là Trung nhị thiên thạch. Trung nhị thiên thạch là mức trật cao nhất trong chánh quyền phong kiến, cũng là cao nhất trong nhóm Nhị thiên thạch: Chân nhị thiên thạch = 150 hộc/tháng = 1800 hộc/năm, Nhị thiên thạch = 120 hộc/tháng = 1440 hộc/năm, Bỉ nhị thiên thạch = 100 hộc/tháng = 1200 hộc/năm. Hộc là danh xưng của thạch trong dân gian. Trước đời Tống, 1 thạch = 1 hộc =10 đấu =120 cân; đời Tống về sau, 1 thạch = 2 hộc =10 đấu
  10. Tam Quan đời Nam Bắc triều là 3 cửa quan Bình Tĩnh, Hoàng Hiện, Vũ Dương ở phía nam quận Nghĩa Dương, gọi đầy đủ là Nghĩa Dương tam quan (义阳三关), vị trí ngày nay là giao giới của 2 tỉnh Hà Nam, Hồ Bắc. Tam Quan liên kết với quận thành tạo thành hình thế đầu – đuôi ứng cứu lẫn nhau, là yếu địa tranh chấp của 2 miền nam – bắc
  11. Ưu chiếu (优诏) là chiếu thư có nội dung khen ngợi và vỗ về
  12. Điện tỉnh (殿省) là cung đình và đài tỉnh. Ở đây ý nói Vi Duệ có thể kề cận hoàng đế ở mọi nơi
  13. Nguyên văn: canh ngưu (耕牛, canh: cày; ngưu: bò <hoàng ngưu> hoặc trâu <thủy ngưu>). Miền bắc Trung Quốc hạn hán nhiều hơn, nên dân chúng quen dùng bò cày, còn người miền nam quen dùng trâu cày
  14. Giả bản (假板, giả: không thật, bản: văn bản) có 2 nghĩa: 1. Quan chức cấp thấp ở địa phương được bổ nhiệm trong tình thế quyền nghi, chưa thông qua sự đồng ý của triều đình trung ương; 2. Chứng thư của việc bổ nhiệm quyền nghi. Ở đây có lẽ là nghĩa thứ 2